Tổng quan mã cổ phiếu BAB - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập vào năm 1994, có trụ sở chính tại 117 Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An - là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả với mạng lưới 102 điểm giao dịch rộng khắp toàn quốc.

Cùng cachvaytienonline.com tìm hiểu tổng quan về ngân hàng Bắc Á trong bài viết này.

1. Hồ sơ doanh nghiệp

Thông tin doanh nghiệp

Tên pháp định: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Tên quốc tế: BAC A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt: BAB

Trụ sở chính: 117 Đường Quang Trung, Phường Quang Trung, Thành phố Vinh Tỉnh Nghệ An

Số điện thoại: (+84) 23838442

Fax: (+84) 23838417

Website: http://www.baca-bank.vn

Ban lãnh đạo

Họ và tênChức danhSLCP
Hoàng Minh Thuận
Trần Thị ThoảngChủ tịch HĐQT23.981.995
Nguyễn Hồng YếnKế toán trưởng
Thái HươngPhó Chủ tịch HĐQT/TGĐ32.347.729
Nguyễn Trọng TrungPhó TGĐ28.555.567
Trương Vĩnh LợiPhó TGĐ
Đặng Trung DũngPhó TGĐ
Nguyễn Việt HanhPhó TGĐ
Nguyễn Ái DânPhó TGĐ
Lê Ngọc Hồng NhậtPhó TGĐ1.204.627
Chu Nguyên BìnhPhó TGĐ/Phụ trách CBTT/Người phụ trách quản trị công ty1.376.715
Nguyễn Hữu PhàngThành viên HĐQT độc lập
Phạm Hồng CôngTrưởng BKS1.424.113
Trương Thị Kim ThưTV BKS2.429.702
Thái Đình LongTV BKS
Đặng Thái NguyênTV HĐQT2.097.931
Võ Văn QuangTV HĐQT/Phó TGĐ501.506

2. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Lịch sử hình thành

  • Ngày 01/09/1994: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng theo Giấy phép thành lập số 0052/NH-GP cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

  • Năm 1995: Khai trương chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội;

  • Năm 2004: Khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh;

  • Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 940 tỷ đồng;

  • Năm 2009: Trang bị hệ thống giải pháp ngân hàng lõi (Core Banking);

  • Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng;

  • Năm 2011: Trở thành công ty đại chúng theo Công văn số 1632/UBCK-QLPH của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

  • Năm 2014: Tăng vốn điều lệ lên 3.700 tỷ đồng;

  • Năm 2015: Tăng vốn điều lệ lên 4.400 tỷ đồng;

  • Năm 2016: Tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng;

  • Ngày 28/12/2017: Giao dịch trên thị trường UPCOM;

  • Ngày 13/08/2018: Tăng vốn điều lệ lên 5.500 tỷ đồng;

  • Ngày 31/10/2019: Tăng vốn điều lệ lên 6.500 tỷ đồng;

  • Ngày 29/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 7.085 tỷ đồng;

  • Ngày 03/03/2021: Giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX);

  • Ngày 07/09/2021: Tăng vốn điều lệ lên 7,531 tỷ đồng;

Lĩnh vực kinh doanh

  • Huy động vốn;

  • Tín dụng;

  • Liên kết và đầu tư tài chính;

  • Kinh doanh ngoại hối;

  • Thanh toán quốc tế;

  • Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn;

Chiến lực phát triển đầu tư và phát triển

  • Phát huy thế mạnh tư vấn đầu tư và cho vay đối với các lớp khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, năng lượng sạch và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp;

  • Tiếp tục đầu tư vào các dự án công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật;

  • Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng, triển khai dự án ngân hàng điện tử để đầu tư các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ, hiện đại;

Năng Lực Công ty

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (BAB) được thành lập vào năm 1994. Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay tín dụng. BAB trở thành công ty đại chúng từ năm 2011. BAB là một trong những ngân hàng có quy mô vừa trong hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Trong năm 2012, ngân hàng Bắc Á tư vấn thành công cho dự án TH True Milk. BAB được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ tháng 03/2021. Trong năm 2021, Biên lãi thuần (NIM) ở mức 1.98%, tăng 0.01% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.77%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 161.77%. Lợi nhuận sau thuế có giá trị bằng 726.34 tỷ đồng, tăng 23.57% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 8.34%.

Vị thế công ty

  • Chất lượng tín dụng cuối năm 2021: Cho vay khách hàng bằng 84598.38 tỷ đồng, tăng 6.49% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.77%. Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ ở mức 0.18%. Lãi dự thu/Tổng tài sản sinh lãi có giá trị bằng 2.28%. Chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ bình quân ở mức 0.3%.

  • Kết quả kinh doanh năm 2021: Lợi nhuận sau thuế có giá trị bằng 726.34 tỷ đồng, tăng 23.57% so với cùng kỳ. Biên lãi thuần (NIM) ở mức 1.98%, tăng 0.01% so với cùng kỳ. Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động (CIR) ở mức 53.25%. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ở mức 0.61%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 8.34%.

  • An toàn vốn cuối năm 2021: Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động vốn (LDR) ở mức 90.54%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 161.77%. Tỷ lệ vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác ở mức 8.42%.

  • Cơ cấu thu nhập ngân hàng năm 2021: Tổng thu nhập hoạt động ở mức 2464.09 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần đạt 2117.23 tỷ đồng, tăng 4.24% so với cùng kỳ, chiếm 85.92% tổng thu nhập hoạt động. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 64.86 tỷ đồng, tăng 8.53% so với cùng kỳ, chiếm 2.63% tổng thu nhập hoạt động. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đạt 29.6 tỷ đồng, tăng 24.45% so với cùng kỳ, chiếm 1.2% tổng thu nhập hoạt động. Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đạt 169.41 tỷ đồng, tăng 262.49% so với cùng kỳ, chiếm 6.88% tổng thu nhập hoạt động.

  • Chất lượng nguồn vốn đầu vào cuối năm 2021: Tiền gửi khách hàng có giá trị bằng 93440.4 tỷ đồng, tăng 8.1% so với cùng kỳ. Tỷ lệ CASA ở mức 3.26%. Chi phí huy động vốn bình quân (COF) có giá trị bằng 6.87%.

  • Tại ngày 14/02/2022, ngoài trụ sở chính tại Nghệ An, BAB có 147 điểm giao dịch tại 33 tỉnh thành phố trải dài từ Bắc vào Nam.

Triển vọng công ty

  • Tiềm năng tăng tỷ trọng bán lẻ vẫn khả quan trong tương lai khi tỷ trọng dư nợ bán lẻ của Việt Nam hiện ở mức 40%, thấp hơn các nước đã phát triển và lối sống của người dân đang thay đổi theo hướng chấp nhận vay nợ nhiều hơn

Rủi ro kinh doanh

  • Thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng gây ra một số khó khăn đối với hệ thống ngân hàng, giới hạn cấp tín dụng bị thu hẹp, giới hạn đầu tư trái phiếu chính phủ, tỷ lệ vệ khả năng chi trả, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải cấu trúc lại các danh mục tài sản có cũng như tài sản nợ để tuân thủ theo quy định. Việc tái cấu trúc này ảnh hưởng đến kết quả cũng như chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Ngoài ra, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng khi vẫn còn thiếu các nguồn tài chính thực từ bên ngoài trong khi khuôn khổ pháp lý cho mua bán nợ xấu còn nhiều bất cập.

  • Nợ xấu tăng lên sẽ tác động lên chi phí trích lập của các ngân hàng dần dần trong 2 năm 2021 và 2022 do dư nợ vẫn có quy trình 360 ngày chậm trả tính từ hạn trả nợ mới để chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 5.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »