Tổng quan mã cổ phiếu ANV - CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

NỘI DUNG

  1. Hồ sơ doanh nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
  2. Hoạt động kinh doanh

1. Hồ sơ doanh nghiệp

Thông tin doanh nghiệp

Tên pháp định CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
Tên quốc tế NAM VIET CORPORATION
Tên viết tắt ANV
Trụ sở chính Số 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý Thành phố Long Xuyên Tỉnh An Giang
Số điện thoại +84 296 383406
Fax +84 296 383405
Lĩnh vực Hàng tiêu dùng

Ban lãnh đạo

Đỗ Lập Nghiệp Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Phó Tổng Giám đốc
Doãn Chí Thanh GĐ Khối 17.160.000
Doãn Quốc Hội GĐ Khối/Other
Nguyễn Hà Thu Diễm Kế toán trưởng
Doãn Chí Thiên Người phụ trách quản trị công ty 9.089.999
Doãn Tới Phó Chủ tịch HĐQT/TGĐ 71.805.000
Dương Thị Kim Hương Phó TGĐ
Nguyễn Văn Vỹ Phó TGĐ
Nguyễn Thanh Liêm Phó TGĐ
Doãn Hải Phượng Thành viên HĐQT độc lập/Thành viên BKT nội bộ
Nguyễn Thị Minh Ý Thành viên HĐQT độc lập/Trưởng ban kiểm toán
Dương Minh Phong Trưởng ban kiểm toán/Thành viên BKT nội bộ 444
Lê Tiến Dũng Trưởng BKT nội bộ
Nguyễn Văn Dương Trưởng phòng Tài chính - Kế toán
Đỗ Thị Thanh Thuỷ TV HĐQT
Trần Minh Cảnh TV HĐQT/Phó TGĐ/Phụ trách CBTT

2. Hoạt động kinh doanh

Lịch sử hình thành

  • 1993: Tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp với vốn điều lệ là 27 tỷ đồng;
  • 2000: Mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là Xí nghiệp Thủy sản Mỹ Quý;
  • Từ năm 2001 đến 2004: Nam Việt đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh với tổng công suất chế biến trung bình là 500 tấn cá/ngày;
  • Ngày 02/10/2006: Chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Nam Việt với vốn điều lệ 660 tỷ đồng với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến cá tra, cá basa đông lạnh;
  • Năm 2007: Niêm yết cổ phiếu tại HOSE và tăng vốn điều lệ lên 1.250.446.250.000 đồng;
  • Năm 2012: Xây dựng và đưa Nhà máy chế biến thủy sản đi vào hoạt động với tổng công suất 200.000 tấn/năm;
  • Năm 2014: Tăng công suất sản xuất lên 400,000 tấn/năm;
  • Năm 2015: Hoàn thành việc xây dựng chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng thủy sản tới chế biến;
  • Ngày 12/02/2019: Tăng vốn điều lệ lên 1.275.396.250.000 đồng;

Lĩnh vực kinh doanh

  • Nuôi trồng thủy sản;
  • Sản xuất thức ăn thủy sản;
  • Chế biến, bảo quản, xuất khẩu thủy sản;
  • Sản xuất dầu, mỡ động thực vật, phụ phẩm thủy sản;
  • Sản xuất và phân phối điện;

Chiến lực phát triển đầu tư

  • Tiếp tục phát triển chuyên sâu, áp dụng công nghệ cao và hoàn thành chuỗi giá trị khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản đến chế biến xuất khẩu.
  • Đầu tư sản xuất các sản phẩn từ nguồn nguyên liệu thu được từ chuỗi sản xuất từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, cụ thể: đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá và cá, công suất 70.000 tấn/năm.
  • Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cá tra và quan tâm phát triển thị trường nội địa.
  • Đầu tư điện năng lượng mặt trời 650 MW theo lộ trình Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt.

Năng Lực Công ty
  • Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, xuất khẩu thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản. ANV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2006. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 100 quốc gia trên thế giới như Nga, EU, Trung quốc, Úc. ANV hiện đang sở hữu vận hành 04 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất 1.050 tấn nguyên vật liệu/ngày. Công ty đã hoàn thành việc xây dựng chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng thủy sản tới chế biến với 08 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất lên đến 800 tấn/ngày và 250 ha vùng nuôi cá nguyên liệu. ANV chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007.

Vị thế công ty

  • ANV hiện đang sở hữu vận hành 03 nhà máy chế biến thủy sản, bao gồm nhà máy đông lạnh Ấn Độ Dương (DL18) với công suất 400 tấn nguyên vật liệu/ngày, nhà máy đông lạnh Thái Bình Dương (DL384) với công suất 90 tấn nguyên vật liệu/ngày, Nhà máy đông lạnh Nam Việt (DL152) với công suất 70 tấn nguyên vật liệu/ngày và Nhà máy đông lạnh Đại Tây Dương (DL408) với tổng công suất chế biến của các nhà máy lên đến 1.050 tấn cá nguyên liệu mỗi ngày và đạt đầy đủ các chứng nhận chất lượng ISO, Global GAP, HACCP, IFS, BRC, GMP, HALAL.
  • ANV sở hữu 20,000 cặp cá bố mẹ có khả năng sản xuất 14 tỷ cá giống với công nghệ chọn lọc gen từ Nauy. Diện tích sử dụng cho việc nuôi cá giống của ANV đạt 150 ha tại vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú.
  • ANV hiện sở hữu vận hành 08 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất lên đến 800 tấn/ngày.
  • ANV hiện sở hữu 250 ha vùng nuôi truyền thống (cung cấp đến 120,000 tấn cá nguyên liệu mỗi năm) cộng thêm 600 ha vùng nuôi công nghệ cao (cung cấp đến 250,000 tấn cá nguyên liệu mỗi năm).
  • Công ty sở hữu nhà máy Amicogen, chuyên sản xuất collagen và gelatin với công suất 780 tấn/năm.
  • Công ty hiện áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo HACCP, GMP, SQF, có đủ điều kiện xuất khẩu sang hơn 100 nước trên thế giới.

Triển vọng công ty
  • Với việc ký kết và trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam được dự báo sẽ tăng cao trong những năm tới do các chính sạch ưu đãi thuế quan cho các nhà xuất khẩu thủy sản. Điều này sẽ tạo động lực mạnh mẽ để mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất chế biến thủy sản.  
  • Thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ được giảm từ mức 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá fillet đông lạnh.

Rủi do kinh doanh

  • Nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động nuôi trồng thủy sản như thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài. Các cơ quan quản lý chưa thể kiểm soát được chất lượng của các mặt hàng này. Các yếu tố này dẫn tới sản phẩm thủy sản đầu ra có chất lượng không đồng đều. Hơn nữa, Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước xuất khẩu khác làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
  • Với việc tự do hóa thương mại quốc tế, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các nước nhập khẩu áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa.
Xem thêm:

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »