Uy tín của các ngân hàng được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính (tương ừn với 3 thanh màu vàng, lục, lam ở hình trên):
Năng lực và hiệu quả tài chính.
Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.
Điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng. Khảo sát nhóm chuyên gia tài chính về vị thế và uy tín của các ngân hàng trong ngành và điều tra khảo sát về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá.
Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những Ngân hàng Thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm:
Trụ sở chính tại Hà Nội, 111 Chi nhánh và 472 PGD.
04 công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198).
03 công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào).
01 văn phòng đại diện tại Tp. HCM.
01 Văn phòng đại diện tại Singapore.
01 Văn phòng đại diện tại Mỹ và 03 Đơn vị sự nghiệp. Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh.
04 Công ty liên doanh, liên kết.
Về nhân sự. Vietcombank hiện có trên 18.000 cán bộ nhân viên.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) là một ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009.
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng
01 Trung tâm Tài trợ thương mại.
05 Trung tâm Quản lý tiền mặt.
03 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ Thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank) và 958 phòng giao dịch.
Bên cạnh đó, VietinBank có 02 chi nhánh tại CHLB Đức, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào (với 01 Trụ sở chính, 01 chi nhánh Champasak, 01 phòng giao dịch Viêng Chăn).
Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Năm 2018, Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (mã HOSE: TCB).
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam có trụ sở chính được đặt tại 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
02 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước.
Về nhân sự, Techcombank hiện có gần 11.000 nhân viên.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu.
Được thành lập vào ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính.
Năm 1981, đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994, chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại.
Tháng 5/2012, thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam-Công ty Cổ phần
Tháng 1/2014, niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (mã Chứng khoán: BID).
Tháng 5/2015, thực hiện sáp nhập với ngân hàng MHB. Sau khi sáp nhập với MHB, BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở chính số 35 phố Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
BIDV có 191 chi nhánh và 854 phòng giao dịch, 1.824 ATM và 34.000 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).
Về nhân sự: có hơn 25.000 cán bộ, nhân viên.
5. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một ngân hàng ở Việt Nam được thành lập ngày 12 tháng 08 năm 1993. VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng.
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có trụ sở chính số 89, Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau 27 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng.
Phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch.
Về nhân sự: Đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên.
6. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Được thành lập ngày 4 tháng 11 năm 1994 và thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HSX) từ ngày 1/11/2011.
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội có trụ sở chính số 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội.
Có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố.
Có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
Được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng mang tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Cuối năm 1996 ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay.
Quy mô kinh doanh:
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có trụ sở chính số 2 đường Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Tổng nguồn vốn đạt gần 26.700 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng.
Tổng dư nợ đạt gần 23.900 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%.
Agribank hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc.
Về nhân sự: Gần 30.000 cán bộ nhân viên.
8. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 4 tháng 6 năm 1993.
ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC.
ACB được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006.
Quy mô kinh doanh:
Gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
Trụ sở chính Lầu 9, ACB Tower, 444A-446 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, Tp.HCM.
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch.
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc):15 chi nhánh và 58 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 21 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre và Cà Mau): 9 chi nhánh, 9 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới)
Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 20 phòng giao dịch.
Về nhân sự: Hơn 9000 cán bộ nhân viên.
9. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được thành lập từ ngày 05 tháng 05 năm 2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.
Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của nhà băng.
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong có trụ sở chính số 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
TPBank có 1 Hội sở chính, 30 chi nhánh, 34 phòng giao dịch, 1 văn phòng đại diện và 116 máy ATM trên cả nước.
Về nhân sự: Hơn 11.800 cán bộ nhân viên.
10. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam.
Được thành lập ngày 01 tháng 02 năm 1989 với tên gọi Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 19/9/2011 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đổi tên thành "Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh".
Năm 2018, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất HOSE.
Quy mô kinh doanh:
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
HDBank có 01 hội sở chính, 01 văn phòng đại diện tại Hà Nội, 01 văn phòng đại diện tại Yangoon, Myanmar và 238 chi nhánh, phòng giao dịch.
HDBank sở hữu hơn 240 chi nhánh và phòng giao dịch cùng hơn 10.200 điểm giới thiệu dịch vụ tài chính tiêu dùng, hiện diện tại tất cả các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, cũng như các tỉnh miền núi, biên giới.
Vay tín chấp an toàn là tiêu chí quan trọng đầu tiên cần biết. Chia sẻ của anh P.T.A – người đi vay tín nhiều nơi dưới đây sẽ giúp bạn nhận được những kinh nghiệm quý giá để vay được nhanh, vay minh bạch và sử dụng khoản vay hiệu quả.
Vay tín chấp mang đến nguồn tài chính giúp bạn thực hiện nhiều dự định trong cuộc sống.
Nội dung trong bài viết
1. Các loại rủi ro khi vay tín chấp cần lưu ý
“Khi vay tín chấp, có thể phát sinh những rủi ro mà người vay không thể lường trước được” – Anh P.T.A.
Ảnh hưởng lịch sử tín dụng
Khi không thể đảm bảo thanh toán đúng hạn, lịch sử tín dụng sẽ bị ảnh hưởng.
Lịch sử tín dụng có thể coi như công cụ giúp cho các tổ chức cho vay đánh giá mức độ uy tín của khách hàng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hạn mức tối đa mà bạn có thể vay và ảnh hưởng đến những lần vay tiếp theo.
Lịch sử tín dụng với điểm tín dụng quá thấp có thể khiến bạn không đủ điều kiện vay tín chấp sau này.
Phát sinh thêm chi phí trả chậm
Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng chậm trễ trả tiền, không thanh toán, không trả đầy đủ nợ gốc hoặc lãi theo hợp đồng thì sẽ phát sinh thêm chi phí. Mức lãi suất trả chậm do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận. Việc khách hàng không thể hoàn thành các khoản tiền như đã thỏa thuận dẫn tới phải trả thêm khoản phí khá lớn.
Để lại gánh nặng nợ nần cho người thân
Có nhiều trường hợp người vay gặp phải những tai nạn không mong muốn. Nếu người vay bị tai nạn mất khả năng lao động, thương tật vĩnh viễn,… thì người thân sẽ phải gánh chịu khoản vay.
Cần tìm hiểu kỹ trước khi vay tín chấp để sử dụng khoản vay hiệu quả, tránh các rủi ro không đáng có.
2. Kinh nghiệm vay tín chấp an toàn
2.1 Có phương án thanh toán đúng hạn
Để quá trình vay tín chấp thuận lợi, không phát sinh thêm chi phí, bạn nên có phương án thanh toán khoản vay đúng hạn.
Nếu bạn không có kế hoạch trả nợ hợp lý, bạn sẽ bị tính thêm phí phạt. Hơn nữa, nếu thường xuyên bị gọi nhắc nhở nộp tiền hàng tháng, hoặc không thể thanh toán, bạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc mua trả góp hoặc các khoản vay trong tương lai.
Bạn cần tính toán kỹ số tiền phải trả hàng tháng và số tiền góp lại để trả khoản nợ. Cần đảm bảo khoản góp không ảnh hưởng quá lớn tới khả năng tài chính và bạn có thể trả được nợ đúng hạn như hợp đồng.
Sử dụng app trên điện thoại là giải pháp thông minh giúp bạn không nhỡ ngày thanh toán.
2.2 Chỉ vay khi bản thân có nguồn thu nhập ổn định
Bạn chỉ nên vay tín chấp khi bản thân có nguồn tài chính ổn định. Đồng thời bạn phải quản lý tốt được việc chi tiêu của bạn thân: luôn dành tiền cho việc trả khoản vay, không mua đồ đắt không cần thiết,…
Nếu không còn nguồn thu thập ổn định hàng tháng, bạn khó có thể thanh toán các khoản lãi định kỳ.
2.3 Trung thực trong quá trình thẩm định vay
Quá trình thẩm định nhằm xem xét tính chính xác của hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Qua đó, tổ chức tín dụng sẽ đánh giá được khách hàng có phù hợp với điều kiện vay hay không.
Việc trung thực trong quá trình thẩm định vay sẽ giúp hồ sơ của bạn được duyệt vay nhanh hơn và tránh các rắc rối phát sinh sau này.
2.4 Lựa chọn đơn vị vay uy tín, chuyên nghiệp
Điều quan trọng nếu bạn muốn vay tín chấp an toàn là cần lựa chọn đơn vị vay uy tín và chuyên nghiệp.
Các đơn vị uy tín sẽ có cách làm việc chuyên nghiệp và mang lại sự yên tâm cho khách hàng. Những yếu tố để đánh giá tổ chức tín dụng an toàn có thể kể đến như:
Lãi suất vay minh bạch và rõ ràng.
Các khoản phí được niêm yết đầy đủ, công khai.
Có thời gian hoạt động lâu năm.
Đạt được những thành tích, giải thưởng trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Ưu tiên các tổ chức tín dụng đa quốc gia, nhiều chi nhánh trên toàn quốc.
Lựa chọn đơn vị uy tín là cách giúp bạn vay an toàn, minh bạch.
3. Công ty tài chính uy tín đến từ Hàn Quốc – Mirae Asset Finance
“Sau khi đi vay ở 2-3 nơi, giờ đây tôi tin tưởng nhất chính là Mirae Asset Finance” – Anh P.T.A.
Mirae Asset Finance Việt Nam trực thuộc tập đoàn tài chính toàn cầu Mirae Asset đến từ Hàn Quốc. Mirae Asset đã có mặt tại 15 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Mirae Asset Finance đã hoạt động được 10 năm với 2000 địa điểm giao dịch trên khắp cả nước.
Sự có mặt ở 40 tỉnh thành trên cả nước đã mang đến nguồn tài chính hữu ích cho mọi khách hàng, mọi lúc mọi nơi.
Mirae Asset Finance đã được cấp phép kinh doanh bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam. Do đó, người vay được bảo vệ bởi nhà nước. Công ty có địa chỉ minh bạch, bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng.
Trong quá trình hoạt động, Mirae Asset Finance đã vinh dự nhận được các giải thưởng danh giá:
Công ty tài chính tăng trưởng tốt nhất Việt Nam 2017 – 2018
Công ty Tài chính đột phá nhất Việt Nam 2019
Đội ngũ nhân viên đông đảo, tận tình và chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi khách hàng.
Những lợi thế vượt trội của Mirae Asset Finance Việt Nam có thể kể đến như:
Ưu điểm
Cụ thể
Hình thức vay đa dạng
Mirae Asset Finance triển khai các hình thức vay đa dạng bao gồm: – Vay theo giấy tờ: bảng lương, sao kê tài sản, hợp đồng bảo hiểm, cà vẹt xe, hóa đơn tiền điện, sao kê thẻ tín dụng, hợp đồng tín chấp. – Vay theo mục đích: vay tiền mặt, vay mua hàng trả góp, vay làm đẹp – giáo dục, vay mua xe ô tô hay xe hai bánh.
Lãi suất thấp
Lãi suất thấp, minh bạch, chỉ từ 1.58%/tháng
Không cần thế chấp tài sản
Người vay không cần phải có tài sản thế chấp vẫn được vay với các gói vay đa dạng.
Thủ tục, hồ sơ
Thủ tục vay đơn giản, hồ sơ vay chỉ cần các giấy tờ cần thiết nhất như: – CMND/thẻ căn cước còn hiệu lực – Sổ hộ khẩu – Giấy tờ liên quan chứng minh nơi cư trú hoặc xác nhận tạm trú. – Giấy tờ cụ thể liên quan đến hình thức vay.
Số tiền vay
Số tiền vay lớn hơn những nơi khác, tùy từng gói vay và hình thức vay cụ thể. Người vay có thể vay tới 100 triệu đồng.
Thời hạn vay
6 – 36 tháng
Điều kiện vay
Điều kiện vay đơn giản: – Công dân Việt Nam. Độ tuổi: 20 – 60. (hoặc từ 18 – 60 theo từng khoản vay) – Cư trú: tỉnh/thành phố có văn phòng của Mirae Asset Finance Company Việt Nam. – Điều kiện theo từng khoản vay, hình thức vay cụ thể. – Một số quy định khác theo từng thời kỳ của của Mirae Asset Finance.
Thời gian phê duyệt
Thời gian phê duyệt nhanh chóng trong 3-5 ngày.
Để đăng ký vay tại Mirae Asset Finance Company Việt Nam, khách hàng có thể đăng ký qua:
Vay tín chấp an toàn là khi bạn hiểu rõ quá trình vay và nắm được các kinh nghiệm quý giá. Lựa chọn đơn vị cho vay uy tín như Mirae Asset Finance Việt Nam cũng giúp bạn có quá trình vay thuận tiện, nhanh chóng nhất.